Bơ là một loại trái cây nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe.
Do đó hôm nay chủ web LamDong.Pro cùng mọi người trồng bơ sẽ chia sẻ kinh nghiệm ủ bơ thơm ngon nhất.
1) khâu đóng gói, vận chuyển:
Khâu này thường đóng thùng xốp, hoặc lót thùng mì tôm trong bao, rồi bỏ bơ vào và xiết chặt, không được lỏng lẻo. Nên nhớ, mới hái xong là chuyển bơ đi liền, tránh tình trạng bơ chín trong quá trình vận chuyển sẽ bị dập nát.
2) Khi nhận bơ:
Phân loại bơ chín và bơ chưa chín (khâu này dễ rồi). Bơ chín để 1 bên để ăn, bơ sống để ủ tiếp. Còn bơ dập nát bên nhận sẽ tùy vào tay nghề (làm kem, sinh tố...bla...bla...).
3) Ủ bơ sống:
Khâu này đặc biệt này, bạn nào không đọc tới đây chắc là một thiệt thòi rất lớn đấy.
Bơ sống chúng ta phân biệt bơ sứ nóng và bơ sứ lạnh nha!
☆ Bơ ở nơi sứ nóng trồng, nhiệt độ tầm 27-35 độ thì mọi người lấy bịch để nơi thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt và ánh nắng trực tiếp của mặt trời, (thời bé mình thường ủ bơ sâu trong đáy bao gạo ý). Bơ sẽ chín bình thường.
☆ Bơ sống nơi sứ lạnh trồng lên, nhiệt độ tầm 15-25 độ thì khi nhận được bơ thì bơ sống bạn lấy nước sôi để nguội (nước nóng là bơ ngỏm củ tỏi đó nhá) hoặc lấy nước ở bình nước lọc lau cho bơ để tránh bơ ở xứ lạnh (như ở Đà Lạt, Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc...) đến xứ nóng đỡ bị sốc nhiệt.
Nhớ lau xung quanh trái trừ đầu cuống là không được dính nước, cuống bị dính nước sẽ thúi đầu cuống bơ.
LƯU Ý: Không được bỏ bơ vào thau nước ngâm, dẫn đến nước ngấm vào cuống bơ sẽ gây thúi đầu cuống và bơ bị đen, chiêu này nhiều người áp dụng nhưng 90% bơ đều bị đen đầu cuống (trừ bơ còn cuống bơ nhé).
4) Cách bảo quản bơ sau khi xử lý:
Sau khi xử lý xong, để bơ nơi ráo và mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với nước, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Lưu ý: Không được bỏ bơ vào tủ lạnh, khiến bơ sẽ bị sần và không chín.
Một lần nữa chúc mọi người có một trải nghiệm kiến thức bổ ích.
Bơ 034 của chủ web trồng. Ảnh: ĐTM |
Xong trong đó có một số người ủ bơ cho chín không đúng cách đã dẫn đến tình trạng thúi đầu cuống, bơ sần và không chín, bơ sượng, miềm nhưng đắng... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bơ chín không được ngon như: Khí hậu, độ ẩm, đóng gói, vận chuyển...v...v...
Các dòng bơ Mỹ (trong hình là Pinkerton) được đánh giá hàm lượng protein cùng các chất dinh dưỡng rất cao. Hiện nay Đà Lạt và các vùng tây nguyên đã có loại bơ này. |
1) khâu đóng gói, vận chuyển:
Khâu này thường đóng thùng xốp, hoặc lót thùng mì tôm trong bao, rồi bỏ bơ vào và xiết chặt, không được lỏng lẻo. Nên nhớ, mới hái xong là chuyển bơ đi liền, tránh tình trạng bơ chín trong quá trình vận chuyển sẽ bị dập nát.
2) Khi nhận bơ:
Phân loại bơ chín và bơ chưa chín (khâu này dễ rồi). Bơ chín để 1 bên để ăn, bơ sống để ủ tiếp. Còn bơ dập nát bên nhận sẽ tùy vào tay nghề (làm kem, sinh tố...bla...bla...).
3) Ủ bơ sống:
Khâu này đặc biệt này, bạn nào không đọc tới đây chắc là một thiệt thòi rất lớn đấy.
Bơ sống chúng ta phân biệt bơ sứ nóng và bơ sứ lạnh nha!
☆ Bơ ở nơi sứ nóng trồng, nhiệt độ tầm 27-35 độ thì mọi người lấy bịch để nơi thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt và ánh nắng trực tiếp của mặt trời, (thời bé mình thường ủ bơ sâu trong đáy bao gạo ý). Bơ sẽ chín bình thường.
☆ Bơ sống nơi sứ lạnh trồng lên, nhiệt độ tầm 15-25 độ thì khi nhận được bơ thì bơ sống bạn lấy nước sôi để nguội (nước nóng là bơ ngỏm củ tỏi đó nhá) hoặc lấy nước ở bình nước lọc lau cho bơ để tránh bơ ở xứ lạnh (như ở Đà Lạt, Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc...) đến xứ nóng đỡ bị sốc nhiệt.
Nhớ lau xung quanh trái trừ đầu cuống là không được dính nước, cuống bị dính nước sẽ thúi đầu cuống bơ.
LƯU Ý: Không được bỏ bơ vào thau nước ngâm, dẫn đến nước ngấm vào cuống bơ sẽ gây thúi đầu cuống và bơ bị đen, chiêu này nhiều người áp dụng nhưng 90% bơ đều bị đen đầu cuống (trừ bơ còn cuống bơ nhé).
4) Cách bảo quản bơ sau khi xử lý:
Sau khi xử lý xong, để bơ nơi ráo và mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với nước, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Lưu ý: Không được bỏ bơ vào tủ lạnh, khiến bơ sẽ bị sần và không chín.
Một lần nữa chúc mọi người có một trải nghiệm kiến thức bổ ích.
Cách thức ủ bơ chín của: TĐM (LamDong.Pro)