Tôi sinh ra ở vùng quê nghèo miền Trung nắng gió với bao cực khổ về bão lũ (Nghi Xuân - Hà Tĩnh).
Mẹ mình kể lại, lúa vừa gặt xong, phơi khô. sau khi tích lũy kinh nghiệm thì mẹ tôi đóng bao, cất thóc đã phơi khô lên gác nhà (gần mái), vì mọi năm thóc lúa để ở sạp bị lũ ngập hết: Gà, heo, vật nuôi trôi sạch... duy nhất con trâu cột dây vào chuồng nên không trôi được.
Nhưng mưa nhiều, hơi ẩm trong không khí nhiều, thóc ẩm đóng bao trên gác cũng nảy mầm, quần áo cũng không khô nổi. Cuộc sống khó khăn, ba mẹ bỏ quê nhà bế tôi vào Đà Lạt sinh sống.
Từ bao khó khăn, tôi cũng đã lớn, đi làm cùng ông hàng xóm đến một chỗ trồng khoai lang, thấy một số bé nhỏ không quần, không dép, không mũ theo ba mẹ sang xin mót khoai hư hỏng hay bị bỏ, nhớ đến lúc tôi lúc bé từng như vậy. Đồ chơi của tôi là chiếc dép ba mẹ, cột dây vào mũi dép tưởng tượng xe con chạy khi kéo dây.
Xe trên đường đến nơi khó khăn. Ảnh: TĐM |
Nghĩ đến vậy, tôi đã chủ động đăng tin xin trên FaceBook quần áo cũ và mỗi lần đi làm là bớt chút thời gian, gom đồ ở phố chở về nhà, Mình cũng mua mì gói theo số tiền mà người có lòng hảo tâm yêu cầu. hy vọng món quà ít ỏi làm ấm lòng người hơn.
Gần tới tết (qua noel), tôi cùng bạn bè, người thân (5 người) đi vào thôn Hang Hớt - Xã Mê Linh - Nam Ban - Lâm Hà - Lâm Đồng năm 2018. Đường vào lúc đó có chỗ xe con đi rất khó. Nhưng rất hên là còn đỡ hơn hồi xưa nhiều (mưa là xình lầy, xe con không di chuyển được).
Đám nhóc ở trong xóm hý hửng khi nhìn thấy xe con vào làng. |
Hình ảnh lũ nhỏ vui mừng vì nhận được những quần áo cũ các bạn ở phố gom lại gửi. Ảnh: TĐM |
Mới vào tôi chọn đúng nhà mà hồi có 2 bé, hồi tôi thấy theo mẹ đi mót khoai (không quần, không dép, không mũ). Xong sau đó phát thêm mấy phần cho các nhà xung quanh. Còn quần áo cũ thì bỏ ra bạt, rồi bà con xung quanh lựa vừa thì mặc về nhà luôn.
Gần hết các phần quà thì bác bí thư thôn đến, cô có tuổi trong đoàn ra nói chuyện cùng nhau thì mới biết thôn trải dài đoạn đường còn nhiều nhà khó khăn nữa.
Để tìm hiểu cặn kẽ tôi và mọi người nhờ Bác dẫn đến những ngôi nhà nghèo nhất thôn.
Đến nơi thấy nhà nghèo đến nỗi khoảng 15-20m² thôi, nhưng 4-5 người ở. Đặc biệt có một bé gái bị tim bẩm sinh, điều trị nhưng không hết vì số tiền chữa quá khả năng gia đình. Nhà không có gì là đáng giá cả, so với các hộ khác nhận quà trước đó thì những hoàn cảnh sau này biết đến còn khó khăn gấp bội lần.
Gia đình khó khăn nhất xóm, có bé bị tim bẩm sinh nhưng tiền chữa trị không có. Ảnh chú Taxi Dũng Trương bỏ tiền túi hỗ trợ cho em bị tim bẩm sinh, mong em vượt qua khó khăn. Ảnh: TĐM |
Nhưng tiếc là tụi mình biết bác quản lý thôn quá trễ, vì quà gần hết không đủ phát cho các hộ còn lại (lúc đó tôi chỉ ước có thêm khoảng mấy xuất quà nữa thôi). Nhìn những ánh mắt lấp lánh vì không có quà thấy tội tội.
Khi biết đến bác bí thư thôn thì phần quà còn 1/4 Ảnh: TĐM |
Đấy là lý do mọi người nên kết hợp với cơ quan chức năng gần đó để tăng thêm hiệu quả hơn trong việc phân bổ đều đặn quà trong một vùng.
Đó là kỷ niệm lần đầu tập hợp những người ngáo ngơ lần đầu đi làm từ thiện mà không bao giờ quên.
Cùng xem lại những hình ảnh mình chụp được nhé!
Cậu bé sau khi đã có mũ |
Bảnh tỏng khi có áo khoác và mũ |
Chú này cũng nằm trong hộ gia đình khó khăn |
Mọi người đang lựa quần cho bé |
Bí thư thôn lên danh sách người khó khăn cần được hỗ trợ Cô phía xa không có áo ấm đến xin áo ấm mùa Noel |
Hình ảnh những chú nhóc vẫn thiếu thốn sau khi giúp đỡ quần áo cũ |
Xuất quà có vỏn vẹn mấy gói mì tôm, kẹo và quần áo cũ đã bỏ đi được mình và bạn bè gom ở Đà Lạt, Tuy ít ỏi nhưng đó là niềm vui của người khác |